Bài 5
ĐAU KHỔ
không Có Câu Trả Lời
Một số người nhìn thấy những kẻ gian ác được may mắn. còn người công chính bị đau khổ thì kết luận rằng cuộc sống là một mầu nhiệm đen tối. Họ không hiểu được đường lối của Đức Chúa Trời và không có hi vọng trong cuộc sống. Cùng lúc đó, có một số người khác cho rằng đời sống là một huyền nhiệm tươi sáng trong mục đích của Đức Chúa Trời, và nhờ đau khổ mà con người mới có thể trưởng thành.
Tác giả sách Truyền đạo đã nhìn cuộc sống dưới lăng kính màu đen. Triết lý sống của ông là mọi việc đều theo chu kỳ nó, vậy tại sao ta phải buồn bực về chúng?
Cuộc sống này là hư không và chẳng có hi vọng trong đời sau.
Ta lại tự nhủ: “Việc xảy ra như vậy, vì Đức Chúa Trời muốn thử nghiệm con người, và chỉ cho họ biết rằng mình không hơn gì loài thú. Vì việc xảy đến cho loài người và loài thú đều giống nhau;loài nầy chết, loài kia cũng chết. Cả hai đều thở cùng một thứ hơi thở; loài người chẳng hơn gì loài thú, vì tất cả đều hư không (3:18-19)
Chỉ những ai thuộc trong số những người sống mới có hi vọng, vì con chó sống còn hơn con sư tử chết! Người sống biết mình sẽ chết, nhưng kẻ chết chẳng biết gì cả;
Chẳng còn phần thưởng gì cho họ, vì kỷ niệm về họ đã rơi vào quên lãng (9:4-5).
Tác giả bi quan về đời này và tuyệt vọng ở đời sau. Đó quả là tình trạng đáng buồn. Tác giả tỏ ra yếm thế về mọi việc. Người tuyên bố đã thử mọi cách sống nhưng vẫn cảm thấy buồn chán, vô ích và phí thì giờ. Tuy nhiên có điều tốt mà tác giả đã bày tỏ là triết lý sống điều độ.
Giá trị của sách Truyền đạo đặt trên sự kiện là thúc đẩy con người ngẫm lại những niềm tin căn bản của cuộc sống và tiến tới sự mặc khải quan hệ của lẽ thật Đức Chúa Trời. Tác giả cho rằng vấn đề đau khổ không thể giải quyết. Trong cách này, tác giả cho thấy tâm trí bất xứng của con người không thể lãnh hội tất cả lẽ thật của Đức Chúa Trời.
Quan điểm sách này khác với sách Gióp. Trong sách Gióp ta thấy tác giả không nhìn đời sống với lăng kính màu đen. Sách Gióp có thể được viết trước sách Truyền đạo. Ông Gióp đã cho ta thấy nhiều việc vượt quá mọi trí hiểu của con người, ngay cả trong những việc tầm thường.
Lúc ông Gióp mong muốn thông hiểu những huyền nhiệm của cuộc sống thì Đức Chúa Trời phán:
Khi Ta đặt nền trái đất thì con ở đâu?
Nếu con thông sáng, hãy cho Ta biết (38:4)
Có phải con ban sức mạnh cho ngựa,
Và khoác bờm lên cổ nó không?
Con có khiến nó nhảy như châu chấu,
Cất tiếng hí oai phong đáng sợ không? (39:22-23)
Qua lời công bố về quyền năng Ngài, Chúa bày tỏ sự vô nghĩa của kiến thức ông Gióp:
Từ giữa cơn lốc Đức Giê-hô-va phán với Gióp:
“Hãy thắt lưng như một dũng sĩ,
Ta sẽ hỏi con và con sẽ trả lời Ta (40:1-2)
Ông Gióp nhìn thấy quyền năng lớn của Đức Chúa Trời. Ông không có quyền năng để sáng tạo hoặc thay đổi vũ trụ. Ông Gióp nhận biết sự tầm thường của mình, và vì vậy ông đã khiêm tốn thưa với Chúa:
“Con biết rằng Chúa có thể làm được mọi việc,
Không ai ngăn cản được ý định của Ngài.
Chúa hỏi: ‘Kẻ nầy là ai mà dám dùng lời lẽ thiếu hiểu biết che giấu kế hoạch của Ta?’
Thật, con đã nói những điều con không hiểu,
Những việc quá diệu kỳ mà con không hề biết.
Lạy Chúa, xin lắng nghe thì con sẽ nói,
Sẽ hỏi Chúa, và Chúa sẽ phán dạy con.
Trước đây tai con có nghe đồn về Chúa,
Nhưng bây giờ mắt con đã thấy Ngài;
Vì vậy, con ghê tởm chính mình,
Và ăn năn trong tro bụi” (42:2-6)
Ông Gióp quy thuận Đức Chúa Trời. Hành động này tựa hồ như không có câu trả lời cho vấn đề đau khổ. Tuy nhiên, việc làm trên đã báo trước cho câu trả lời của đức tin sẽ đến sau. Ta sẽ bàn đến câu trả lời đó vào tuần tới.